Chào mừng Quý Khách đến với website: CÔNG TY TNHH DỊCH VỤ VẬN TẢI THỊNH HOÀNG!

Xu hướng khu vực hóa cùng các đòi hỏi giảm chi phí và xanh hóa đặt ra nhiều thách thức cạnh tranh cho logistics Việt Nam.

Tại "Hội nghị Logistics 2023" diễn ra ngày 5/10 tại TP HCM, nhiều chuyên gia đã chỉ ra các biến động về chiều rộng cũng như chiều sâu trong chuỗi cung ứng toàn cầu, được cho là sẽ đặt ra nhiều bài toán cạnh tranh cho ngành logistics Việt Nam.

Nổi bật là xu hướng chuyển dịch từ toàn cầu hóa (globalization) sang khu vực hóa (regionalization). Tiêu chí chi phí tối ưu giờ nhường chỗ cho yêu cầu đa dạng hóa để chuỗi được an toàn, tin cậy và gần thị trường tiêu thụ hơn.

Biểu hiện là chính sách Trung Quốc + 1 của một số tập đoàn. Cùng với đó, Mỹ và châu Âu mua hàng gần hơn, chấn hưng sản xuất. Ông Julien Brun, Giám đốc công ty CEL cho hay Mexico đã rút thời gian vận chuyển gần bằng hiệu suất của Trung Quốc. Trong khi Ấn Độ đang quyết liệt thu hút FDI để đón đầu Trung Quốc + 1.

"Chúng ta đối mặt với khu vực hóa nên cần tìm cách cạnh tranh với Mexico trong việc cung cấp hàng cho Bắc Mỹ, hay Bắc Phi cho châu Âu", ông Julien Brun nói.

Trong cuộc chơi này, xét khía cạnh về giá hậu cần, Việt Nam chưa cạnh tranh. Chi phí logistics và phân phối ở Việt Nam khá cao, 3-15% tùy ngành, hơn Thái Lan rất nhiều. Giải quyết được vấn đề này mới có chỗ đứng trong khu vực, theo ông Julien Brun. Các doanh nghiệp ở Việt Nam có hệ thống sản xuất, kho bãi và phân phối phức tạp, không tinh gọn nên hiệu quả kém.

"Xây dựng đội xe tải điện tại Việt Nam thách thức vì đòi hỏi phát triển hạ tầng (trạm sạc) đồng bộ", ông nhận xét. Ông này cũng khuyến nghị để "xanh" hơn là ngành nên tập trung khai thác cảng sông nhiều hơn vì vận tải đường bộ phát thải 8 lần thủy nội địa.

Việt Nam đứng 64/160 và thứ 4 tại ASEAN sau Singapore, Malaysia, Thái Lan về mức độ phát triển logistics, theo Ngân hàng Thế giới. Đánh giá năm 2022 của tập đoàn quản lý chuỗi cung ứng Agility, Việt Nam hạng 11 trong top 50 thị trường logistics mới nổi, tốc độ phát triển 14-16%, quy mô 40 - 42 tỷ USD mỗi năm.

Dù liên tục có tiến bộ nhưng từ trước khi chuỗi cung ứng toàn cầu có nhiều thay đổi vì đại dịch và biến động địa chính trị, logistics Việt Nam vẫn tồn tại hạn chế. Theo Thứ trưởng Bộ Kế hoạch - Đầu tư Phạm Duy Đông, có thể kể đến như sự không đồng bộ từ chính sách đến cơ sở hạ tầng; số doanh nghiệp trong ngành đông đảo nhưng đa phần quy mô nhỏ, làm thầu phụ cho tập đoàn nước ngoài; nhân lực chuyên môn thiếu, với 93-95% người lao động không được đào tạo bài bản.

Việc khắc phục những điểm yếu lâu năm và sẵn sàng trước những biến động mới đòi hỏi hành động của nhiều bên nhằm cải thiện hạ tầng và công nghệ.

Về phía nhà nước, ông Phạm Duy Đông nói 2 năm qua, nhiều dự án hạ tầng trọng điểm, các tuyến đường cao tốc quan trọng hoàn thành. Hiện cả nước có 1.800 km cao tốc và mục tiêu có 3.000 km vào 2025 và 5.000 km vào 2030. Ngoài ra, các tuyến đường ven biển, các đường kết nối khác, hạ tầng khác như sân bay Long Thành, các cảng biển, sân bay đang được tập trung xây dựng.

Một số việc cần tiếp tục làm trong thời gian tới, theo ông Đông, là hoàn thiện chính sách điều chỉnh dịch vụ logistics, vận tải đa phương thức, xuyên biên giới, bao quát toàn diện các dịch vụ và luật hóa các cam kết quốc tế.

"Chúng ta cũng cần hỗ trợ xây dựng những tập đoàn mạnh về logistics, đẩy mạnh đầu tư ra nước ngoài và xuất khẩu dịch vụ logistics, tạo định hướng và động lực phát triển thị trường", ông Đông nói. Với nhân lực, nhà nước cần xây dựng các bộ tiêu chuẩn nghề đối với lĩnh vực logistics, hỗ trợ các trường đầu tư cơ sở vật chất giảng dạy.

Trong khi đó, giới chuyên gia khuyến nghị các doanh nghiệp đẩy mạnh số hóa. Đây là chìa khóa có thể giải được cùng lúc bài toán chi phí, tốc độ lẫn phát triển bền vững. "Chi phí logistics đang lãng phí nhiều giai đoạn cho thấy tầm quan trọng của chuyển đối số, có dữ liệu để tối ưu hóa", bà Nguyễn Thị Bạch Yến, Phó tổng giám đốc công ty giải pháp chuỗi cung ứng Smartlog, nhận định.

Tuy nhiên, việc số hóa cũng cần "liệu cơm gắp mắm". Ông Sam Tan, Giám đốc Bộ phận giới thiệu sản phẩm mới NPI UB Malaysia cho biết ngành logistics nước này đang dịch chuyển sang tự động hóa rất mạnh mẽ nhưng cũng có những bài học xương máu./.

Xem thêm: Chành xe miền Trung

========oO0Q0Oo========

Các dịch vụ chính: Chành xe đi Đà NẵngGửi hàng đi HuếGửi hàng Quảng Ngãi giá rẻVận chuyển hàng đi Quảng NamChành xe Bình ĐịnhChành xe Phú Yên trong ngày; Chành xe đi Gia Lai; Vận chuyển hàng đi Đăk Lăk; Gửi hàng đi Vsip Quảng NgãiChành xe Bình Sơn Quảng NgãiGửi hàng về KCN Tịnh Phong Quảng NgãiGửi hàng đi KKT Dung Quất; Chành xe đi Tam KỳChành xe đi KCN Điện Nam - Điện NgọcGửi hàng đi KCN Liên ChiểuGửi hàng KCN Hòa KhánhGửi hàng Quận Hải ChâuGửi hàng đi KCN Hòa CẩmChành xe về Quận Cẩm Lệ giá rẻGửi hàng đi Đà NẵngVận chuyển hàng đi KCN Phú BàiGửi hàng Quận Sơn TràGửi hàng về Duy Xuyên Quảng NamVận chuyển hàng Điện Bàn Quảng NamChành xe Quảng Ngãi đi Sài GònGửi hàng đi Quy Nhơn giá rẻDịch vụ vận chuyển hàng Miền Trung; Gửi xe máy đi Quảng NgãiChành xe gửi hàng đi Kon TumGửi hàng về Buôn Ma ThuộtChành xe đi Hà NộiDịch vụ gửi hàng Tây NguyênChành xe gửi hàng đi Thanh Hóa; Chành xe đi Quảng NgãiChành xe đi Quảng TrịChành xe đi Quảng Bình

 

CÔNG TY TNHH DỊCH VỤ VẬN TẢI THỊNH HOÀNG

CẢM ƠN QUÝ KHÁCH HÀNG ĐÃ TIN TƯỞNG & ỦNG HỘ CHÚNG TÔI.

---0O0--Q--0O0---

Mọi chi tiết xin liên hệ:

Hotline/ zalo: 0909 139 022 - 0907 857 379

Trụ sở: 311 QL1A- Phường Thạnh Xuân - Quận 12 - TP HCM

Email: Thinhhoangtransport@gmail.com

Website: Vantaithinhhoang.com

Lê Tôn Thịnh
Giám đốc Công Ty TNHH Dịch Vụ Vận Tải Thịnh Hoàng
Chịu trách nhiệm tiếp nhận những thông tin về hàng hoá và báo giá cước các dịch vụ vận chuyển hàng đi các tỉnh (thành) khắp cả nước cũng như giải quyết các vấn đề liên quan của Công ty.

Hỗ trợ (24/7) 0909 139 022