Chào mừng Quý Khách đến với website: CÔNG TY TNHH DỊCH VỤ VẬN TẢI THỊNH HOÀNG!

Thị trường logistics Ấn Độ 2024 xoay quanh ba yếu tố gồm rủi ro liên quan đến vận tải đường biển, thách thức về tình trạng thiếu nhân lực và tính bền vững.

Ngành hậu cần và chuỗi cung ứng toàn cầu có mối liên hệ sâu sắc với các xu hướng địa chính trị, tăng trưởng kinh tế và những tiến bộ trong công nghệ. Theo một số báo cáo, quy mô thị trường của ngành hậu cần toàn cầu hiện ở mức 9.000 tỷ USD và có thể đạt tốc độ tăng trưởng gộp hàng năm (CAGR) xấp xỉ 6% thời gian tới.

Dữ liệu từ Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) cho thấy, tốc độ tăng trưởng của ngành được dự đoán sẽ giảm nhẹ từ 3% xuống 2,9% trong năm 2024, tuy nhiên, kỳ vọng tăng trưởng của Ấn Độ và các nền kinh tế mới nổi khác vẫn tương đối khả quan. Riêng tại Ấn Độ, thị trường logistics trong nước sẽ xoay quanh ba yếu tố gồm rủi ro liên quan đến vận tải đường biển, thách thức về tình trạng thiếu nhân lực và sự gia tăng tính bền vững.

Rủi ro từ vận tải đường biển

Hai năm qua, xung đột nổ ra ở nhiều nơi trên thế giới, ảnh hưởng đáng kể đến các tuyến thương mại quan trọng. Cuộc xung đột đầu tiên tác động đến tuyến đường thương mại đi qua Biển Đen, làm gián đoạn đáng kể hoạt động hậu cần ngành ngũ cốc và dầu thực vật. Đồng thời, xung đột giữa Israel và Hamas đã làm gia tăng rủi ro ở Biển Đỏ, tuyến đường quan trọng đối với hơn 10% thương mại toàn cầu. Các cuộc tấn công vào tàu thương mại gây ra những lo ngại nghiêm trọng, mặc dù một số quốc gia đang thực hiện các sáng kiến an ninh như "Người bảo vệ thịnh vượng". Tuy nhiên, việc đảm bảo hàng hóa được vận chuyển suôn sẻ vẫn còn là thách thức.

Khả năng định tuyến lại thương mại từ Biển Đỏ qua Mũi Hảo Vọng có thể dẫn đến sự gia tăng đáng kể về chi phí và thời gian hậu cần. Ngoài việc tăng chi phí trực tiếp, sẽ có thêm chi phí gián tiếp, bao gồm chi phí bảo hiểm hàng hóa và tàu thuyền tăng cao. Những rủi ro vận chuyển được dự đoán vào năm 2024 đòi hỏi sự chú ý trong việc lập kế hoạch hậu cần.

Ngược lại, ở phía đối diện địa cầu, kênh đào Panama lại là một thách thức khác với khả năng vận chuyển hàng hải bị suy giảm. Do tình trạng hạn hán kéo dài, cơ quan quản lý kênh đào Panama đã chủ động giảm công suất xử lý tàu hàng ngày từ 36 xuống 30 chiếc mỗi ngày. Đến tháng 2, con số này dự kiến sẽ tiếp tục giảm xuống chỉ còn 18 tàu mỗi ngày. Điều này báo trước sự chậm trễ trong vận chuyển, dẫn đến chi phí tăng lên vì các tàu buộc phải di chuyển trên các tuyến đường dài hơn.

Thiếu hụt nhân lực ngành

Sự khan hiếm nhân lực phổ thông và tay nghề cao diễn ra ở mọi ngành, trong đó có logistics. Thiếu lao động làm suy yếu hiệu quả và chất lượng dịch vụ. Các yếu tố như lạm phát, tác động lâu dài của đại dịch và căng thẳng địa chính trị khiến tình trạng khan hiếm lao động thêm phổ biến.

Sự thiếu hụt công nhân lành nghề làm tăng những thách thức mà ngành phải đối mặt. Tình trạng thiếu tài xế là thực tế ở khắp các quốc gia. Với việc tự động hóa ngày càng tăng, sẽ cần nhiều nguồn lực có tay nghề cao hơn để quản lý hoạt động. Khoảng cách hiện tại về nguồn nhân lực có tay nghề sẵn sàng ngày càng mở rộng, đòi hỏi sự chú ý cao độ và các biện pháp can thiệp chiến lược.

Nỗ lực vì sự bền vững

Theo khảo sát của Công ty Gartner, phát triển bền vững về môi trường đã tăng khoảng 300% so với cùng kỳ năm trước. Thỏa thuận gần đây tại hội nghị thượng đỉnh COP 28 cũng báo hiệu sự khởi đầu cho việc kết thúc kỷ nguyên nhiên liệu hóa thạch thông qua quá trình chuyển đổi công bằng, giảm phát thải và tăng cường các cam kết tài chính xanh.

Song song đó, một nghiên cứu của Cơ quan Môi trường châu Âu đưa ra cảnh báo rằng, dịch vụ hậu cần có thể đóng góp tới 40% lượng khí thải carbon dioxide vào năm 2050 nếu không có các biện pháp kịp thời. Theo đó, ngành logistics không thể bỏ qua các sáng kiến bền vững, thậm chí, phải tích hợp tính bền vững vào cơ cấu chiến lược.

Sự thay đổi hướng tới tính bền vững này gồm việc mở rộng giao thông thân thiện với môi trường, tối ưu hóa tuyến đường giảm phát thải, áp dụng năng lượng tái tạo và số hóa... Hơn nữa, việc thúc đẩy hậu cần ngược hiệu quả cũng đóng vai trò quan trọng nhằm hỗ trợ tính bền vững thông qua các hoạt động như tái chế và thúc đẩy nền kinh tế tuần hoàn./.

Xem thêm: Chành xe miền Trung

========oO0Q0Oo========

Các dịch vụ chính: Chành xe đi Đà NẵngGửi hàng đi HuếGửi hàng Quảng Ngãi giá rẻVận chuyển hàng đi Quảng NamChành xe Bình ĐịnhChành xe Phú Yên trong ngày; Chành xe đi Gia Lai; Vận chuyển hàng đi Đăk Lăk; Gửi hàng đi Vsip Quảng NgãiChành xe Bình Sơn Quảng NgãiGửi hàng về KCN Tịnh Phong Quảng NgãiGửi hàng đi KKT Dung Quất; Chành xe đi Tam KỳChành xe đi KCN Điện Nam - Điện NgọcGửi hàng đi KCN Liên ChiểuGửi hàng KCN Hòa KhánhGửi hàng Quận Hải ChâuGửi hàng đi KCN Hòa CẩmChành xe về Quận Cẩm Lệ giá rẻGửi hàng đi Đà NẵngVận chuyển hàng đi KCN Phú BàiGửi hàng Quận Sơn TràGửi hàng về Duy Xuyên Quảng NamVận chuyển hàng Điện Bàn Quảng NamChành xe Quảng Ngãi đi Sài GònGửi hàng đi Quy Nhơn giá rẻDịch vụ vận chuyển hàng Miền Trung; Gửi xe máy đi Quảng NgãiChành xe gửi hàng đi Kon TumGửi hàng về Buôn Ma ThuộtChành xe đi Hà NộiDịch vụ gửi hàng Tây NguyênChành xe gửi hàng đi Thanh Hóa; Chành xe đi Quảng NgãiChành xe đi Quảng TrịChành xe đi Quảng Bình

 

CÔNG TY TNHH DỊCH VỤ VẬN TẢI THỊNH HOÀNG

CẢM ƠN QUÝ KHÁCH HÀNG ĐÃ TIN TƯỞNG & ỦNG HỘ CHÚNG TÔI.

---0O0--Q--0O0---

Mọi chi tiết xin liên hệ:

Hotline/ zalo: 0909 139 022 - 0907 857 379

Trụ sở: 311 QL1A- Phường Thạnh Xuân - Quận 12 - TP HCM

Email: Thinhhoangtransport@gmail.com

Website: Vantaithinhhoang.com

Thịị Thông
Chuyên viên quản lý nội dung trên website
Huỳnh Thị Thông hiện là quản lý nội dung trên website của công ty TNHH Dịch Vụ Vận Tải Thịnh Hoàng. Chịu trách nhiệm cho việc lên kế hoạch phát triển trang website mang đến cho Khách hàng những thông tin cần thiết trong suốt quá trình hoạt động của Công ty cũng như quá trình vận chuyển hàng hoá của Khách hàng.

Hỗ trợ (24/7) 0909 139 022