Chào mừng Quý Khách đến với website: CÔNG TY TNHH DỊCH VỤ VẬN TẢI THỊNH HOÀNG!

Thị trường Logistics trong nước còn bị bó hẹp?

- Thống kê của World Bank cho thấy, Việt Nam đang có chỉ số Logistics LPI xếp thứ 43/155 Quốc gia và vùng lãnh thổ

- Hiệp hội Logistics Việt Nam (VLA) công bố tỷ lệ phát triển của ngành này tại nước ta đạt khoảng 14 – 16%, với quy mô khoảng 40 – 42 tỷ USD/năm.

- Số liệu của Tổng cục thống kê cho biết thêm, hiện tại nước ta đang có khoảng 43.568 doanh nghiệp đang hoạt động trong lĩnh vực vận tải kho bãi, trong đó các doanh nghiệp 3PL có khoảng 5.000 đơn vị. 95% số doanh nghiệp ở quy mô nhỏ và vừa.

Thị trường hoạt động Logistics của các doanh nghiệp Việt còn đang rất hạn chế. Do đó, chúng ta cần phải có những chính sách thúc đẩy doanh nghiệp đi ra quốc tế và tìm kiếm cơ hội hợp tác bên ngoài nhiều hơn. Việt Nam có thể ưu tiên mở rộng tới các thị trường các nước láng giềng như: Thái Lan, Lào, Campuchia, Trung Quốc, Myanmar, …

Nhìn nhận trên bình diện hợp tác Quốc tế, các doanh nghiệp Logistics Việt mới chỉ dừng lại ở mức làm đại lý, chưa đem lại được giá trị gia tăng nhiều cho các đối tác ở nước ngoài.

Ông Hải nhấn mạnh: “Việt Nam đang rất thiếu những doanh nghiệp lớn – những doanh nghiệp đầu tạo có thể đón sóng, tạo ra xu hướng, lôi kéo những cơ hội mới và thúc đẩy dịch vụ Logistics trong nước phát triển”.

Chúng ta vẫn chưa tận dụng được hết những ưu thế đến từ lợi thế địa kinh tế và tiềm năng phát triển tương xứng của các đại phương.

Ngoài ra hạ tầng Logistics trong nước còn thiếu đồng bộ, chưa kết nối nhiều với hạ tầng thương mại, công nghệ thông tin trong nước cũng như khu vực. Chi phí dịch vụ Logistics còn ở mức cao, thiếu sự liên kết với các doanh nghiệp trong ngành, năng lực cạnh tranh còn nhiều hạn chế.

Chi phí Logistics của Việt Nam quá cao?

Đó là đánh giá chung của các doanh nghiệp khi nói về chi phí dịch vụ Logistics trong nước.

“Ngành thủy sản Việt Nam đang rất thiếu kho lạnh, nhất là mỗi khi cao điểm hoặc khi thị trường khó khăn. Hiện hầu hết các doanh nghiệp thủy sản đều phải tự đầu tư kho bảo quan đông lạnh để hoàn thiện quy trình tuy nhiên công suất này chỉ đáp ứng được ít ngày sản xuất. Trong khi đó, các kho lạnh cho thuê thương mại dịch vụ hầu hết chỉ tập trung ở miền Nam, còn miền Bắc và miền Trung thì lại vô cùng hạn chế.

Thêm vào đó, vận chuyển thủy sản trong nội địa chủ yếu phát sinh bằng đường bộ mà chưa tận dụng được các thế mạnh vận chuyển bằng đường sắt hay đường thủy nội địa trong nước.

Tất cả những điều trên khi cho chi phí Logistics của các doanh nghiệp thủy sản đều ở mức cao, với nhiều chi phí phát sinh, làm tăng giá thành và giảm sự cạnh tranh của các sản phẩm Việt.”

Đây không chỉ là vấn đề riêng của mỗi ngành thủy sản mà còn gặp ở rất nhiều ngành hàng xuất nhập khẩu quan trọng khác của nước ta.

Bổ sung thêm về vấn đề này, ông Nguyễn Công Cường – Phó chủ tịch Hội doanh nghiệp sản xuất sản phẩm công nghiệp chủ lực Hà Nội (HAMI), chủ tích công ty NCC cho biết: “đường bộ vẫn là loại hình vận tải chiếm tỷ trọng lớn ở nước ta. Tuy nhiên việc phát triển và duy trì hạ tầng đường bộ đòi hỏi sự đầu tư lớn. Những chi phí này thường được chuyển lại cho người tiêu dùng thông qua giá cước vận chuyển, gây tăng chi phí cho hoạt động Logistics. Ngoài ra, còn nhiều yếu tố bất cập khác như: chưa đồng bộ về hạ tầng giao thông, gián đoạn, lãnh phí thời gian vận chuyển, ùn tắc giao thông, thiếu cơ sở hạ tầng, thiếu tính pháp lý, quy hoạch công tác quản lý chưa khoa học làm tăng thời gian cũng như chi phí vận chuyển hàng hóa.”

Bên cạnh tất cả những vấn đề nói trên, biến động về tỷ giá cũng ảnh hưởng phần nào đến giá thành hàng hóa và các dịch vụ có liên quan.

Khi tỉ giá tăng lên, chi phí nhập khẩu và vận chuyển hàng hóa cũng tăng lên do giá trị tiền tệ giảm so với đồng tiền của quốc gia xuất khẩu. Điều này có thể dẫn đến tăng giá thành hàng hóa và dịch vụ logistics, ảnh hưởng đến mức giá cuối cùng mà người tiêu dùng phải trả.

Hy vọng bài viết đã giúp bạn đọc hiểu thêm về những thực trạng mà doanh nghiệp Logistics Việt Nam đang gặp phải. Chúng ta cần phải nhận thấy ngay những hạn chế, tăng cường đầu tư hạ tầng cơ sở, đa dạng hóa phương thức vận tải để tạo thêm những doanh nghiệp lớn, có khả năng dẫn sóng thị trường, tăng sức cạnh tranh của các sản phẩm trong nước trên thị trường Quốc tế./.

Xem thêm: Chành xe miền Trung

========oO0Q0Oo========

Các dịch vụ chính: Chành xe đi Đà NẵngGửi hàng đi HuếGửi hàng Quảng Ngãi giá rẻVận chuyển hàng đi Quảng NamChành xe Bình ĐịnhChành xe Phú Yên trong ngày; Chành xe đi Gia Lai; Vận chuyển hàng đi Đăk Lăk; Gửi hàng đi Vsip Quảng NgãiChành xe Bình Sơn Quảng NgãiGửi hàng về KCN Tịnh Phong Quảng NgãiGửi hàng đi KKT Dung Quất; Chành xe đi Tam KỳChành xe đi KCN Điện Nam - Điện NgọcGửi hàng đi KCN Liên ChiểuGửi hàng KCN Hòa KhánhGửi hàng Quận Hải ChâuGửi hàng đi KCN Hòa CẩmChành xe về Quận Cẩm Lệ giá rẻGửi hàng đi Đà NẵngVận chuyển hàng đi KCN Phú BàiGửi hàng Quận Sơn TràGửi hàng về Duy Xuyên Quảng NamVận chuyển hàng Điện Bàn Quảng NamChành xe Quảng Ngãi đi Sài GònGửi hàng đi Quy Nhơn giá rẻDịch vụ vận chuyển hàng Miền Trung; Gửi xe máy đi Quảng NgãiChành xe gửi hàng đi Kon TumGửi hàng về Buôn Ma ThuộtChành xe đi Hà NộiDịch vụ gửi hàng Tây NguyênChành xe gửi hàng đi Thanh Hóa; Chành xe đi Quảng NgãiChành xe đi Quảng TrịChành xe đi Quảng Bình

 

CÔNG TY TNHH DỊCH VỤ VẬN TẢI THỊNH HOÀNG

CẢM ƠN QUÝ KHÁCH HÀNG ĐÃ TIN TƯỞNG & ỦNG HỘ CHÚNG TÔI.

---0O0--Q--0O0---

Mọi chi tiết xin liên hệ:

Hotline/ zalo: 0909 139 022 - 0907 857 379

Trụ sở: 311 QL1A- Phường Thạnh Xuân - Quận 12 - TP HCM

Email: Thinhhoangtransport@gmail.com

Website: Vantaithinhhoang.com

Thịị Thông
Chuyên viên quản lý nội dung trên website
Huỳnh Thị Thông hiện là quản lý nội dung trên website của công ty TNHH Dịch Vụ Vận Tải Thịnh Hoàng. Chịu trách nhiệm cho việc lên kế hoạch phát triển trang website mang đến cho Khách hàng những thông tin cần thiết trong suốt quá trình hoạt động của Công ty cũng như quá trình vận chuyển hàng hoá của Khách hàng.

Hỗ trợ (24/7) 0909 139 022